Cách dạy con của người Nhật để trẻ hơn 4 tuổi sáng tạo
Gia đình hoàng tử Nhật Bản áp dụng phương pháp giáo dục con thông minh từ nhỏ
Câu trả lời của người Nhật cho việc dạy bé từ sau 4 tuổi sáng tạo có khó không là không, hoàn toàn không khó một chút nào cả. Tư tưởng của hầu hết các bà mẹ cho rằng khi trẻ bắt đầu bước vào tiểu học thì mới cần phát triển sự sáng tạo được người Nhật cho rằng hoàn toàn sai lầm. Khi ở trong môi trường học tập, sức sáng tạo của trẻ sẽ bị gò bó rất nhiều khi phải tuân theo các nội quy trường lớp và nghe theo lời dạy của các thầy cô. Việc hòa nhập với tập thể và tham gia vào các hoạt động chung cho nhiều người cũng làm ảnh hưởng và kìm nén tính sáng tạo của trẻ. Vì phải tập trung cho những môn học trên lớp, hoàn thành đủ bài tập được giao khi đi học hoặc làm theo hướng dẫn của thầy cô mà có thể làm biến mất hẳn sự sáng tạo của mỗi đứa trẻ. Vì vậy, nếu như trước khi đi học, mà bố mẹ không hướng đến cho trẻ khả năng tự suy nghĩ và phát triển sự say mê, sáng tạo với một điều gì mà chúng yêu thích thì không nên trông mong gì sau này con của họ sẽ trở thành một người giỏi giang, thành đạt mà chỉ như là một người bình phàm mà thôi.
Nên cho trẻ 4 tuổi chơi nhiều đồ chơi thông minh cùng với đọc sách cho trẻ
Theo cách dạy con của người Nhật, để đạt được mục tiêu dạy những đứa trẻ sau 4 tuổi thông minh chính là “ Dạy con thành những đứa trẻ sáng tạo”. Dạy con kiểu Nhật chính là không lơ là con vì sẽ chỉ dừng lại ở mức độ ghi nhớ chứ không sáng tạo. Và họ thực hiện theo những phương pháp sau:
Khi trẻ hỏi bất cứ một điều gì, dù có biết câu trả lời hay không, bố mẹ cũng phải nghiêm túc lắng nghe và cùng trẻ nghĩ ra cách trả lời. Đó chính là dạy trẻ phương pháp tự biết tìm lời giải.
Trẻ 4 tuổi trở lên nên được giải đố thường xuyên và bố mẹ nên đặt nhiều câu đố thông minh cho trẻ để bé suy nghĩ trả lời.
Yêu cầu trẻ tập trung khi làm bất cứ công việc nào và chỉ khi tập trung, mải mê làm việc óc sáng tạo của trẻ mới được phát huy tốt nhất.
Chọn đồ chơi phù hợp cho trẻ 4 tuổi trở lên và có tính trí tuệ cao, phát triển trí thông minh cùng với sức tưởng tượng phong phú. Đó nên là đồ chơi thông minh , đồ chơi xếp hình, đồ chơi lắp ghép,.. không nên chọn đồ chơi đơn giản bắt mắt mà có ít kiểu chơi.
Không nên để trẻ có những phút giây quá rảnh rỗi, không có việc gì làm. Hãy nghĩ ra công việc nhẹ cho trẻ làm hoặc một trò chơi bổ ích cùng bố mẹ, bạn bè để gắn kết với bé nhiều hơn.
Tạo cơ hội cho trẻ mở mang tầm mắt, được trải nghiệm những công việc đòi hỏi sáng tạo nhiều ví dụ như những việc sáng tạo nghệ thuật, sáng tác thơ, bài hát ,vẽ tranh…
Để có thể suy nghĩ sáng tạo, cần nhất vẫn là có tri thức, từ đó mới có thể suy nghĩ mà sáng tạo. Hãy luôn dạy thêm nhiều kiến thức, về nhiều mặt trong cuộc sống cho trẻ, tìm sách phù hợp với tuổi của trẻ, có thể là sách khoa học hoặc sách giáo dục.
Dạy trẻ thể hiện cảm xúc của bản thân, nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của mình. Trẻ ở tuổi này rất ngây thơ và còn chưa tự tin thể hiện bản thân, nên tạo môi trường sống vui vẻ, nhiều tiếng cười để trẻ thoải mái cảm nhận sự yêu thương của bố mẹ và phát biểu suy nghĩ của bản thân.
Coi trẻ là một thành viên thực sự trong gia đình và phân công cho trẻ những việc nhà nhẹ nhàng mà trẻ làm được cùng với các thành viên khác để trẻ hiểu được giá trị của bản thân mình.
Hãy cho trẻ tự có quyền quyết định những điều cơ bản thuộc về bản thân mình như ăn uống, mặc đồ, thích đi chơi ở đâu để tránh làm trẻ thụ động, và độc lập hơn trong việc thể hiện cá tính và cái tôi.
Tìm một việc theo kiểu thể nghiệm “performance” ( tự một mình giải quyết hoàn thành một công việc) cho trẻ thực hiện từ A đến Z mà không cần sự trợ giúp hay hướng dẫn của bố mẹ. Đó có thể là một công việc đơn giản xong dần dần tăng độ khó để trẻ hiểu có ý chí vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Đừng làm trẻ sợ sự thất bại, thất bại chính là mẹ thành công và nhiều vĩ nhân, nhà khoa học, nhà phát minh vĩ đại cũng đều thành công từ sự thất bại nên đừng trách mắng, áp đặt trẻ khiến cho trẻ sợ hãi. Hãy tìm ra những điểm sai và khuyến khích trẻ không lặp lại vào lần sau.
Khi trẻ làm một việc gì lần đầu tiên, hãy để cho trẻ được trải nghiệm một cách vui vẻ, không quan trọng thành tích. Việc bắt ép trẻ càng làm trẻ rụt rè, không tự tin khi gặp lại nó vào lần 2, lần 3.
Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét